Tìm hiểu các thông số kỹ thuật của mỡ chịu nhiệt    

Tìm hiểu các thông số kỹ thuật của mỡ chịu nhiệt

Để chọn loại mỡ chịu nhiệt phù hợp với máy móc và thiết bị, người quản lý kỹ thuật, nhân viên thu mua và nhân viên bảo trì cần có hiểu biết vững về các thông số kỹ thuật của mỡ chịu nhiệt. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về các thông số này thông qua bài viết dưới đây.

Xem thêm: Mỡ chịu nhiệt độ cao, địa chỉ mua mỡ bò uy tín giá tốt.

Thông số kỹ thuật của mỡ chịu nhiệt

Thông số kỹ thuật của mỡ chịu nhiệt được thể hiện trên TDS, COA, biên bản thí nghiệm mỡ…Chúng ta thường thấy các thông số kỹ thuật như sau:

Thông số kỹ thuật của mỡ chịu nhiệt
Thông số kỹ thuật của mỡ chịu nhiệt

Dạng ngoài/ Appearance:

Quan sát bằng mắt thường. Chúng ta thường thấy mỡ có dạng bán rắn, sệt với các loại mỡ NIGI 2/3 và dạng lỏng mềm hơn với các loại mỡ NLGI 0/00/

Màu sắc/Colour:

Quan sát bằng mắt thường. Mỡ thường hiện diện với các màu sắc khác nhau: trắng, đen, xanh, đỏ, xanh lá cây, tím, mờ, vàng, na..

Xem thêm: Màu sắc của mỡ chịu nhiệt ảnh hưởng như thế nào đến khả năng bôi trơn?

Tỷ trọng/ Specific Gravity:

Tỷ trọng là tỷ số giữa khối lượng riêng của một chất so với khối lượng riêng của chất đối chứng, thường là nước. Đơn vị đo: G/ml.

Dầu gốc/Base Oil:

Dầu gốc trong thành phần mỡ bôi trơn thường là dầu gốc tổng hợp và dầu gốc khoáng. Dầu gốc tổng hợp có khả năng chịu nhiệt và độ bền oxy hóa cao hơn.

Thông số kỹ thuật của mỡ chịu nhiệt
Thông số kỹ thuật của mỡ chịu nhiệt

Độ nhớt dầu gốc/Base Oil Viscosity:

Độ nhớt dầu gốc ( Đơn vị Cst) được đo ở nhiệt độ 40°C và 100°C. Chúng ta quan tâm đến độ nhớt ở 40°C để đánh giá tính năng của mỡ chịu nhiệt.

  • Mỡ chịu nhiệt có độ nhớt ở 40 °C càng cao thì có khả năng chịu tải tốt hơn nhưng khả năng chịu tốc độ cao sẽ kém đi,
  • Mỡ chịu nhiệt có độ nhớt ở 40 °C càng thấp thì khả năng chịu tải sẽ kém hơn nhưng khả năng chịu được tốc độ cao sẽ tốt hơn.

Cấp NLGI/NLGI Grade:

Cấp NLGI ( NLGI Consistency Number ) là thước đo thể hiện độ cứng tương đối của mỡ dùng để bôi trơn.

Theo tiêu chuẩn này thì mỡ được phân thành 9 loại: 000, 00, 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6. Loại 6 là mỡ rắn nhất với NLGI là 85-115 (gần như đất sét), loại 000 là loãng nhất (gần như dầu) với chỉ số lún kim lớn nhất 445-475.

Xem thêm: Cấp NLGI là gì ? Phương pháp kiểm tra độ xuyên kim.

Độ xuyên kim/Worked Penetration:

Trong phân cấp NLGI, số ký hiệu càng lớn thì độ lún kim càng nhỏ.

Loại 6 là mỡ rắn nhất với NLGI là 85-115 (gần như đất sét), loại 000 là loãng nhất (gần như dầu) với chỉ số lún kim lớn nhất 445-475.

Rửa trôi nước/ Water Washout:

Đơn vị đo tính kháng nước của mỡ bôi trơn là %, chỉ số này càng nhỏ thì mỡ có khả năng kháng rửa trôi nước càng cao.

Độ phủ bề mặt/ Surface Area Coverage:

Đơn vị tính: m2/kg. Là diện tích bao phủ lên bề mặt bôi trơn tính trên 1 đơn vị khối lượng mỡ. Càng cao càng tốt.

Tải 4 bi/ Four Ball Weld Load:

Phương pháp này kiểm tra khả năng chịu tải và chống mài mòn của mỡ bôi trơn theo tiêu chuẩn ASTM D-2596, đơn vin tính là N. Càng cao càng tốt.

Hệ số ma sát/ Coefficient of friction:

Hệ số ma sát là tỷ lệ giữa tỷ lệ lực cần thiết để di chuyển một bề mặt so với tổng lực tác dụng bình thường lên các bề mặt đó. Chỉ số này càng thấp càng tốt.

Ăn mòn đồng, 24 giờ, 100 °C/ Copper Strip Corrosion Test ASTM D-4048 rating:

Độ ăn mòn tấm đồng của mỡ chịu nhiệt độ cao là thông số dùng để đánh giá khả năng ăn mòn của mỡ đối với kim loại dễ ăn mòn do các hợp chất lưu huỳnh hoạt động.

Phân loại thang tiêu chuẩn từ 1a-4c dựa trên sự so sánh với sự ăn mòn đồng theo tiêu chuẩn ASTM.

Xem thêm: Độ ăn mòn tấm đồng của mỡ chịu nhiệt độ cao là gì?

Nhiệt độ hoạt động/ Operating Temperature Range:

Đây là thông số quan trọng nhất để lựa chọn chính xác mỡ chịu nhiệt đáp ứng được nhiệt độ yêu cầu.

Điểm nhỏ giọt/Dropping point:

Điểm nhỏ giọt của mỡ chịu nhiệt độ cao (Dropping point) là nhiệt độ tại đó mỡ chuyển từ trạng thái bán rắn sang trạng thái lỏng trong các điều kiện thử nghiệm cụ thể. Nó phụ thuộc vào loại chất làm đặc được sử dụng và độ kết dính của dầu và chất làm đặc của mỡ.

Xem thêm: Điểm nhỏ giọt của mỡ chịu nhiệt độ cao là gì?

Chất bôi trơn rắn/Solid Lubricant:

Là các chất bôi trơn rắn như MoS2, Chì, kim loại được thêm vào để tăng độ chịu tải và chống mài mòn cho mỡ chịu nhiệt.

Địa chỉ mua mỡ chịu nhiệt uy tín, chất lượng:

Địa chỉ cũng cấp mỡ chịu nhiệt uy tín, chất lượng:

Nếu như bạn đang cần tìm mua mỡ bò chịu nhiệt chất lượng cao, uy tín nhưng chưa tìm được địa chỉ mua đủ tin tưởng và phù hợp? Hay bạn còn lo lắng về chất lượng của mỡ bò chịu nhiệt liệu có đảm bảo và đáng tin cậy? Bạn còn phân vân, chưa biết chọn lựa thương hiệu mỡ bò chịu nhiệt độ cao nào là phù hợp với mục đích của bản thân?

Hãy đến với chúng tôi, Công ty CP Mai An Đức – chuyên nhập khẩu và phân phối tại thị trường Việt Nam các loại sản phẩm dầu mỡ, phụ gia, hoá chất, keo công nghiệp, v,v, từ những thương hiệu lớn uy tín và chất lượng hàng đầu như: Azmol, Arginol, Royal, Molygraph, CaltexTotal...

Công ty CP Mai An Đức
Công ty CP Mai An Đức

Cùng với đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, dày dặn kinh nghiệm, đi kèm đó là các loại sản phẩm đa dạng từ mẫu mã đến giá cả, đảm bảo sẽ đáp ứng được nhu cầu mua hàng khác nhau của khách hàng. Hãy liên hệ ngay với Mai An Đức để được tư vấn chi tiết về sản phẩm, chính sách đại lý và nhận được các ưu đãi với giá tốt nhất.

Mỡ chịu nhiệt 300°C:

Mỡ chịu nhiệt 400°C:

Mỡ chịu nhiệt 600°C:

Mỡ chịu nhiệt 1000°C:

Thông tin liên hệ

Các kênh mua sắm trực tuyến của chúng tôi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *